Để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh lĩnh vực ăn uống theo Thông tư số 30/2012/TT-BYT quy định. Trong đó, thiết kế bếp ăn theo quy trình bếp 1 chiều được xem là nguyên tắc quan trọng nhất để hạn chế rủi ro và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vậy mô hình bếp ăn một chiều là gì? Vì sao phải thực hiện quy trình bếp 1 chiều? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
Hình ảnh bếp ăn một chiều.(Ảnh: Internet)
Định nghĩa bếp ăn một chiều
Bếp một chiều (hay quy trình bếp một chiều) là chuỗi hoạt động các bộ phận của bếp công nghiệp được tuân thủ theo một chiều duy nhất.
Theo đó nguyên liệu đầu vào (phục vụ chế biến, nấu ăn) đến khâu sơ chế, lưu trữ, nấu nướng, soạn chia, phục vụ, dọn rửa… phải theo một chiều, các thực phẩm sống (chưa nấu) và thực phẩm chín (đã nấu) không được lẫn lộn, trùng lặp.
>>> Xem thêm: Cách làm các món ăn ngon không sử dụng nhiệt tại nhà đơn giản
Tại sao phải thực hiện quy trình bếp 1 chiều?
Việc tuân thủ bếp một chiều sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các nhân viên làm việc trong khu vực bếp công nghiệp không cản trở nhau trong quá trình di chuyển, làm việc.
Điều quan trọng nhất của mô hình bếp ăn một chiều là đảm bảo sự lưu thông một chiều của thực phẩm, tránh sự chồng chéo trong quá trình nấu nướng, tiết kiệm thời gian, đồng thời tránh va chạm, nhiễm khuẩn chéo giữa các thực phẩm sống và chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sơ đồ bếp ăn 1 chiều
Hệ thống bếp một chiều trong nhà hàng sẽ được thiết kế theo quy trình như sau:
- Thực phẩm được nhập từ sáng sớm được lưu trữ vào các tủ lạnh hoặc bảo quản trên giá ở khu kho.
- Thực phẩm được lấy ra ở khu sơ chế.
- Sau khi sơ chế, thực phẩm được lưu trữ vào các bàn lạnh ở khu nấu để chuẩn bị nấu hoặc lưu trữ lạnh.
- Các món nguội như rau, salad được chế biến ở khu bếp nguội.
- Thực phẩm nấu xong sẽ được bày biện và mang ra phục vụ cho khách ở khu pick-up.
- Món ăn sau khi phục vụ khách sẽ được đưa vào khu rửa.
Sơ đồ bếp ăn 1 chiều.(Ảnh: Internet)
Các khu chức năng chính trong bếp ăn một chiều
Khu tiếp nhận nguyên liệu cho nhà bếp
Khi thực phẩm tươi như rau, củ, quả, thịt, cá, tôm… được chuyển đến nhà bếp, các nguyên liệu được kiểm tra lại số lượng, chất lượng, độ tươi, sạch… Khi đó khu tiếp nhận cần những thiết bị cơ bản như: cân (kiểm tra trọng lượng), giá kệ inox (lưu tạm thực phẩm sau khi kiểm tra), chậu rửa inox để vệ sinh sơ bộ…
Khu sơ chế rửa thô thực phẩm
Sau khi đưa về nhà bếp, toàn bộ nguyên liệu phải được vệ sinh và phân loại sơ bộ. Đối với thực phẩm nguyên con như cá, gà, vịt, dê, heo, bò… phải qua xử lý sơ về mổ xẻ hoặc vệ sinh trước khi chuyển đến khu đông lạnh, kho lưu trữ.
Kho lưu trữ thực phẩm chưa chế biến. (Ảnh: Internet)
Khu chế biến, tẩm ướp
Sau khi sơ chế sơ bộ, nguyên liệu được chuyển tới khu chế biến tinh, ở đây các đầu bếp tiến hành tiếp nhận thực phẩm từ kho lưu trữ để tiến hành chế biến, tẩm ướp, xử lý thực phẩm để tạo ra món ăn.
Khu nấu nướng
Đây là nơi tập trung các thiết bị nấu chính như: tủ cơm công nghiệp, bếp nấu, bếp rán, bếp hầm cần thiết), bàn và giá inox để đặt đồ ăn sau khi chế biến, thiết bị giữ nóng, thiết bị để gia vị, chụp hút khói ngăn mùi nhà bếp để đảm bảo gian bếp luôn thông thoáng, hợp vệ sinh.
Khu chia soạn đồ ăn
Sau khi nấu xong, thức ăn được chuyển đến khu soạn chia, phân loại, trình bày… trước khi đưa đi phục vụ khách.
Bếp ăn nhà hàng khách sạn thường là nơi phục vụ số lượng lớn các thực khách mỗi ngày, vì vậy việc thiết kế bếp là hết sức cần thiết. Thiết kế bếp theo quy trình bếp một chiều là phương pháo tối ưu về không gian, thời gian và tác động đến chất lượng món ăn trong bếp của nhà hàng, khách sạn.
Bạn đam mê Nghề Bếp? Bạn muốn trở thành Đầu bếp chuyên nghiệp trong tương lai không xa? Nhưng bạn lo lắng không biết nên chọn trường nào để học vì bạn chỉ mới tốt nghiệp THCS hoặc THPT? Đừng lo bạn nhé, trường Kinh tế — Du lịch TP. HCM (CET) đang tuyển sinh lớp Trung cấp Kỹ thuật Chế biến Món ăn với nhiều ưu điểm nổi bật và cơ sở vật chất hiện đại.
Cung cấp các địa chỉ Trường trung cấp kỹ thuật chế biến món ăn uy tín tại tphcm
Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018
Tìm hiểu quy trình bếp một chiều trong kinh doanh nhà hàng
Cách làm các món ăn ngon không sử dụng nhiệt tại nhà đơn giản
Có rất nhiều những món ăn không cần sử dụng nhiệt, dễ làm nhưng vẫn rất hấp dẫn mà còn giữ lại hết những hương vị tươi ngon nguyên thủy của nguyên liệu. Bài viết này sẽ bật mí đến bạn hai món đặc trưng nhất trong các món ăn không sử dụng nhiệt đó chính là: Gỏi cuốn và Gỏi (Nộm) ngó sen.
Gỏi cuốn tôm thịt
Nguyên liệu Gỏi cuốn tôm thịt:
- Tôm tươi 500 gr
- Thịt ba rọi 300 gr
- Bún tươi 500 gr
- Bánh tráng
- Ớt, me, tương ngọt, giấm, tỏi, đường, muối, bột năng, đậu phộng, rau xà lách, rau thơm, hẹ, giá, dưa leo.
Gỏi cuốn — món ăn không sử dụng nhiệt đơn giản dễ làm nhưng rất hấp dẫn (Nguồn: Internet)
Chuẩn bị: Sơ chế
- Tôm: sau khi rửa sạch, cho vào nồi cùng 1 muỗng cà phê muối luộc cho chín. Sau đó bỏ vỏ, rút bỏ chỉ ở giữa lưng.
- Thịt: Rửa sạch, luộc cùng 1 thìa cà phê muối, luộc chín. Vớt ra và cắt mỏng.
- Đậu phộng: Rang cho vàng đều, bóc vỏ và giã nhuyễn.
- Tương hạt: Cho một ít nước vào ngâm khoảng 30 phút để lắng cát. Sau đó vớt tương ra, giả nhuyễn và lọc nước tương qua rây lọc.
- Băm nhỏ tỏi, ớt. Cạo sạch vỏ me, đun sôi với một nửa chén nước, gạn lấy nước, bỏ xác.
- Rau xà lách, rau thơm, hẹ, giá đỗ: nhặt, rửa sạch.
- Me: Đun sôi với một nửa bát nước, gạn lấy nước me.
Chế biến Gỏi cuốn tôm thịt
- Làm tương chấm: trộn hỗn hợp gồm tương, bột năng, đường , tỏi ớt băm vào nối, nấu cho sôi và sền sệt lại, sau đó cho nước me và giấm vào. Nêm vừa ăn. Múc tương ra chén, sau đó cho đậu phộng đã giã nhuyễn lên trên.
- Bánh tráng nên thấm qua nước lọc cho mền và dẻo để dễ cuốn. Sau đó cho tất cả các loại rau vào, bún lên trên, và sau cùng là tôm và thịt trải đều.
- Trước tiên, bạn gấp hai bên mép vào trước, sau đó cuốn đều tay cho đến hết bánh.
-Tùy khẩu vị, mà bạn có thể thay thế hoặc bổ sung thêm các nguyên liệu cuốn khác như trứng chiên, giò lụa thái chỉ, nem chua, thịt nướng…
>>> Phương pháp chế biến món ăn không sử dụng nhiệt là một trong những kỹ năng bạn sẽ được học tại các trường trung cấp ngành kỹ thuật chế biến món ăn TPHCM.
Gỏi (nộm) ngó sen
Nguyên liệu Gỏi (nộm) ngó sen:
- Ngó sen 300 gr
- Cà rốt 50 gr
- Tôm sú 300 gr
- Thịt ba rọi 200 gr
- Rau răm: 50 gr
- Hành tím, ớt, chanh, đậu phộng, giấm, đường, nước mắm, rau răm, hành phi.
Chuẩn bị: Sơ chế
- Ngó sen rửa sạch, sau đó chẻ đôi và cắt khúc vừa vặn. Cho 100ml giấm vào 200gr đường, hòa tan đều và ngâm ngó sen vào hỗn hợp. Đặt trong ngăn mát tủ lạnh trong 40 phút. Vớt ngó sen ra vắt nhẹ cho ráo nước.
- Thịt heo rửa sach, sau đó luộc với 1 thài cà phê muối. Cắt thịt thành sợi có độ dài tương đương với cọng ngó sen.
- Tôm: sau khi rửa sạch, cho vào nồi cùng 1 muỗng cà phê muối luộc cho chín. Sau đó bỏ vỏ, rút bỏ chỉ ở giữa lung và chẻ đôi tôm theo chiều dọc.
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt sợi. Rau răm rửa sạch, cắt nhuyễn. Đậu phộng rang vàng đều, bóc vỏ và đập dập dập (không cần nhuyễn). Phi hành tím cho thơm. Ớt bỏ hạt, cắt thành sợi mỏng. Vắt chanh lấy nước, bỏ hạt
Gỏi ngó sen tôm thịt là món khai vị phổ biến trong các bữa tiệc thịnh soạn (Nguồn: Internet)
Chế biến Gỏi (nộm) ngó sen
Lần lượt cho cà rốt, hành phi, ớt sợi, ngó sen, rau răm, hành phi, ớt sợi vào tô lớn. Cho tiếp nột nửa muỗng canh nước mắm, nước cốt chanh, 1 muỗng canh đường vào và trộn đều.
Chờ 5 phút cho thấm, sau đó cho thịt heo, tôm, đậu phộng và rau răm lên trên. Món này sẽ ngon hơn nếu ăn kèm với nước mắm chua ngọt.
Lưu ý khi làm gỏi ngó sen tôm thịt
Khi chọn mua ngó sen, bạn nên chọn loại ngòi viết, chắc, cọng nhỏ vì các cọng ngó sen này sẽ giòn hơn.
Đối với các món trộn, nếu bạn cho tất cả các nguyên liệu vào cùng một lúc và trộn đều thì món ăn của bạn sẽ dễ bị ra nước nhiều, dẫn đến nguyên liệu không còn giòn nữa, mất ngon. Vì vậy, mẹo của món này là bạn nên pha nước mắm để trộn gỏi riêng trước khi ăn 5 phút. Công thức pha nước trộn gỏi bao gồm ( nước mắm ½ muỗng, đường 1 muỗng canh, nước cốt chanh bỏ hạt, ớt và tỏi băm nhuyễn). Chúc bạn thành công nhé!
Ngành chế biến thực phẩm là gì? Cơ hội nghề nghiệp đa dạng của ngành trong xã hội hiện nay
Ngày nay, Ngành chế biến thực phẩm là ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật — chế biến đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội vì được ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống và được nhiều học sinh, sinh viên quan tâm. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng có thể biết rõ ngành chế biến thực phẩm là gì, tính chất của ngành ra sao? Học ngành chế biến thực phẩm thì học những gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao?
Chế biến thực phẩm — ngành học về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản (Nguồn: Internet)
Định nghĩa Ngành chế biến thực phẩm là gì?
Ngành chế biến thực phẩm được hiểu một cách đơn giản là ngành chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chế biến và bảo quản nông sản; kiểm tra định kỳ và ghi nhận đánh giá chất lượng nông phẩm trong quá trình chế biến; nghiên cứu phát triển giống và sản phẩm mới, tổ chức vận hành dây chuyền sản xuất và bảo quản, nghiên cứu tạo ra nguyên liệu mới …
Ứng dụng của Ngành chế biến thực phẩm là vô cùng đa dạng, bởi vì tất cả những gì liên quan đến thực phẩm, thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành học này.
Theo học Ngành chế biến thực phẩm, bạn sẽ được đào tạo kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về vệ sinh an toàn thực phẩm; hóa học, sinh học và nguyên liệu chế biến; phương pháp chế biến thực phẩm, món ăn… nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng và an toàn vệ sinh trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của xã hội.
Ngoài ra, bạn sẽ còn được học lên chuyên sâu về kỹ năng chế biến các loại thực phẩm như thịt, cá, thủy sản, chế biến đông lạnh thực phẩm, chế biến bảo quản và chế biến lương thực, chế biến chế biến đồ uống, đường và chế biến chế biến sữa và các chất béo…
>>> Xem thêm: Kỹ thuật chế biến món ăn là gì? Cần những kiến thức kỹ năng gì?
Cơ hội nghề nghiệp của ngành chế biến thực phẩm rất đa dạng
Vậy theo học ngành Chế biến thực phẩm chúng ta có thể làm việc ở đâu? Đây là câu hỏi lớn trong ngành mà bất cứ ai theo học cũng đều quan tâm hàng đầu. Sau khi hoàn thành khóa học kỹ thuật chế biến thực phẩm, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp…) trong các phòng chuyên môn của công ty.
Hoặc làm việc trong các công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, các viện nghiên cứu, hoặc làm cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chế biến món ăn, bảo quản và nâng cao chất lượng nông phẩm phục vụ nhu cầu lương thực trong nước hoặc xuất khẩu. Bạn cũng có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho cộng đồng, chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng…
Cơ hội nghề nghiệp của Ngành chế biến thực phẩm vô cùng đa dạng (Nguồn: Internet)
Hiện nay, Ngành chế biến thực phẩm là một trong các nhóm ngành được ưu tiên phát triển. Rất nhiều các công ty chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, các trung tâm nghiên cứu và phát triển giống cây trồng, viện nghiên cứu thực phẩm, cơ quan bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo quản và chế biến rau củ quả, nước giải khát; công ty chuyên cung cấp phụ gia, hóa chất …
Đặc biệt tại những thị trường xuất khẩu lao động sôi động và hấp dẫn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, … cũng rất cần nguồn nhân lực trong Ngành chế biến thực phẩm. Vì vậy, đây là cơ hội rất rất lớn cho những bạn đã và đang theo học ngành này.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có được kiến thức về ngành cũng như tự trang bị cho mình các kiến thức, kỹ năng để theo đuổi đúng đam mê và làm chủ tương lai của mình!
Sự phát triển của ngành Du lịch và Dịch vụ đã tạo nên nhiều cơ hội cho người làm việc trong ngành chế biến thực phẩm , chính vì vậy học trung cấp kỹ thuật chế biến món ăn tại Tphcm là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ.
>>> Trích từ nguồn: https://medium.com/@kythuatchebien/nganh-che-bien-thuc-pham-la-gi-9de3198fa8ba
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)